Làm thế nào để trẻ tự “chơi đùa” với tiếng Anh

Chuyên mục: Tiếng Anh Mẫu Giáo 12/06/2021
77041 views

Chúng ta thường không có xu hướng để trẻ tự học tiếng Anh, dù điều đó có thể giúp trẻ cải thiện sự lưu loát khi sử dụng tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh xóa bỏ một số hiểu lầm và tư vấn cách tốt nhất để lồng ghép việc vui chơi vào chương trình giảng dạy tiếng Anh thiếu nhi cho trẻ nhỏ.
 

Tầm quan trọng của việc “học mà chơi – chơi mà học”
 
 
Việc chơi đùa của trẻ vốn rất đa dạng và có thể bao gồm từ việc giả vờ, chơi một mình hoặc chơi theo nhóm cho đến các trò chơi cần sự hợp tác. Khi khuyến khích trẻ em “chơi mà học –học mà chơi”, điều quan trọng là phải biết kết hợp trò chơi do người lớn dẫn dắt và trò mà trẻ có thể tự chơi nhằm cải thiện trải nghiệm của các bé.
 
Hãy tưởng tượng một bé trai và bé gái chơi với nhau – bé gái mặc đồng phục màu trắng, và bé trai thì đang đeo khăn quàng cổ và bị ho. Chúng đang chơi trò bác sĩ và bệnh nhân. Bé gái nói với bệnh nhân của mình: “Open your mouth!” (Hãy mở miệng ra!), sau đó khen: “Good!” (Tốt!). 
 
Điều này chứng tỏ những đứa trẻ có xu hướng bắt chước ngôn ngữ và hành động mà chúng đã nhìn thấy trước đó nên khi biến điều này thành trò chơi, trẻ có thể nhận biết vai trò của mình rất nhanh và những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống mà trẻ đã chứng kiến được “sống lại” một lần nữa. 
 
Trò chơi do người lớn dẫn đầu thường là hình thức giảng dạy chính trong các lớp tiếng Anh thiếu nhi, do tính chất giới hạn của thời gian tiết học. Trò chơi do trẻ tự khởi xướng là khi trẻ chơi một mình hoặc cùng các bạn khác mà không có sự tương tác hay can thiệp của người lớn. Thông qua kiểu chơi này, trẻ học bằng cách bắt chước, thử nghiệm, phạm sai lầm và tự đưa ra quyết định về những việc cần làm. Điều này khuyến khích trẻ em trở nên tự chủ hơn vì chúng phải tự chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của chính mình.
 
Trong các lớp học điển hình, trẻ em thường được tiếp cận với nhiều loại vật liệu khác nhau trong các khu vực hoặc trung tâm học tập được chỉ định – nơi chúng có thể chọn để chơi đùa và tương tác với các dụng cụ ở đó. Trong khi trẻ chơi một mình hoặc với các bạn khác, giáo viên sẽ theo dõi và quan sát, nhưng đừng cố can thiệp vào. Các dụng cụ ấy giúp trẻ phát triển thành thục các kỹ năng và năng lực khác nhau cũng như hiểu được những khái niệm mới. Những thứ này có thể là các khối xây dựng và Lego, các thiết bị cân, hoặc các khu vực theo chủ đề như khung cảnh cửa hàng, bệnh viện, nhà cửa.
 
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiết học tiếng Anh thường kéo dài hơn 45 phút, một hoặc hai lần một tuần. Việc tận dụng tối đa thời gian này là một điều cần thiết, tuy nhiên vẫn có một quan niệm sai lầm phổ biến là trẻ chưa biết đủ tiếng Anh để sử dụng trong lúc chơi, hoặc không có đủ thời gian để dành cho trẻ tự chơi. Thông thường, trò chơi do người lớn khởi xướng trong các buổi học tiếng Anh được ưa chuộng hơn và kết quả là trò chơi của trẻ em bắt đầu bị loại trừ. Hãy thử cân bằng cả hai xem sao nhé và đừng quên rằng điều này còn phụ thuộc vào độ dài nội dung bài học ngày hôm đó.
 
Làm thế nào để đưa trò chơi vào các tiết học tiếng Anh ngắn?
 
Hãy tưởng tượng bạn chỉ có 45 phút, hai lần một tuần, để làm việc với một lớp học tại trung tâm tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo. Bạn sẽ khó mà giữ sự tập trung của trẻ vào bài học nếu như phòng học không được trang bị đầy đủ các thiết bị cũng như những vật liên quan đến buổi học tiếng Anh.
 
Ở độ tuổi càng nhỏ, các học viên của chúng ta cần một không gian vật lý với đầy đủ các dụng cụ học tập tiếng Anh được bố trí sao cho có thể dễ dàng trong tầm với của trẻ như trên kệ hoặc trong hộp. Giáo viên lúc này đóng vai trò là người hướng dẫn và phân bổ thời gian để trẻ vừa học vừa chơi. Một điều thú vị mà bạn sẽ thấy lúc này là trẻ đang chơi đùa và tương tác bằng tiếng Anh thay vì “phải học” tiếng Anh như các lớp học truyền thống.
 
Làm thế nào để lồng ghép trò chơi vào các tiết học tiếng Anh kéo dài?
 
 
Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang làm việc trong một tổ chức dạy tiếng Anh, nơi mà trẻ phải trải qua các tiết học ít nhất là một giờ. Đối với các tiết học dài hơn như thế này, bạn cần lên kế hoạch cho các trò chơi thật đa dạng. Bạn có thể lập ra một khung giờ chơi khoảng 10 phút cho các trò chơi mang tính tập thể (tập trung thành vòng tròn hoặc chơi ngay trên bàn). 
 
Để làm được điều này, hãy thiết lập các hoạt động sử dụng các dụng cụ hay vật liệu quen thuộc trong lớp học, để trẻ có thể phản hồi và tương tác bằng tiếng Anh. Đặt các vật ấy ở nhiều nơi khác nhau trong lớp và bày trí từng khu vực học tập, cứ để cho trẻ tự chọn nơi chúng muốn chơi. Bạn cũng có thể giới hạn số lượng trẻ trong một số khu vực nhất định, tùy thuộc vào quy mô của từng nhóm và sở thích của chúng.
 
Khi trẻ kết thúc hoạt động và tập trung tại bàn, bạn sẽ đã rất ngạc nhiên về mức độ hiểu cũng như sử dụng tiếng Anh để minh họa hay cách trẻ giúp nhau sử dụng ngôn ngữ.
 
Lợi ích của những trò chơi do trẻ khởi xướng
 
 
Việc tận dụng thời gian để trẻ vui chơi trong lớp tiếng Anh thiếu nhi là một điều cần thiết. Và để biết phương pháp này đạt hiệu quả và mang lại lợi ích ra sao, bạn nên sử dụng một danh mục đánh giá bao gồm: hình ảnh của trẻ với ghi chú về những gì chúng đang làm và nói, quay phim hoặc ghi hình trẻ để so sánh và đánh giá sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. 
 
Việc đưa các trò chơi vào các lớp học tiếng Anh vỡ lòng kèm theo sử dụng ngoại ngữ là rất cần quan trọng. Các trò chơi do trẻ khởi xướng bằng tiếng Anh vẫn cần phụ thuộc vào các trò chơi do giáo viên hướng dẫn trong giờ học. Kiểu chơi này cho phép sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gò bó và đó chính là điều mà chúng ta nên khuyến khích ở trẻ khi chúng bắt đầu hành trình học tiếng Anh của mình. 
 
TIN LIÊN QUAN

Một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở các trường tiểu học tại Anh khi học ngoại ngữ là bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 7 đến 11 tuổi. Teresa Tinsley và Kathryn Board là tác giả của bài nghiên cứu "Xu hướng ngôn ngữ", sẽ xem xét và bày tỏ quan điểm về những tác động của sự thay đổi này.
 

Xem thêm

Làm thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi học tiếng Anh thiếu nhi tại nhà? đây là câu hỏi khiến không ít ba mẹ lo lắng. Dưới đây là mười lời khuyên hữu ích giúp các bậc phụ huynh trả lời được câu hỏi này, mời các bạn cùng khám phá.
 

Xem thêm

Cùng Alokiddy tìm hiểu 8 cách để giúp con bạn học tốt tiếng Anh nhé!!!

Xem thêm

Từ lâu, việc học thông qua âm nhạc trở thành lựa chọn của phần lớn những người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Học với âm nhạc không chỉ tạo sự thư giãn trong buổi học mà vẫn đảm bảo nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là với trẻ em.

Xem thêm

Chúng ta thường không có xu hướng để trẻ tự học tiếng Anh, dù điều đó có thể giúp trẻ cải thiện sự lưu loát khi sử dụng tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh xóa bỏ một số hiểu lầm và tư vấn cách tốt nhất để lồng ghép việc vui chơi vào chương trình giảng dạy tiếng Anh thiếu nhi cho trẻ nhỏ.
 

Xem thêm

Việc xây dựng các cách thức học tập mới lạ sẽ giúp quá trình học tiếng Anh mẫu giáo của trẻ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, trong đó có thể kể đến học tiếng Anh qua hình ảnh, qua video, học tiếng Anh qua phim hoạt hình, … Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 6 bộ phim hoạt hình  dạy tiếng Anh mẫu giáo tốt nhất. 
 

Xem thêm

Đối với các bé mẫu giáo và tiểu học đang trong giai đoạn đầu tiên tiếp xúc với tiếng Anh, khơi gợi được niềm hứng khởi và đam mê đối với việc học tiếng Anh là hết sức quan trọng. Thay vì chỉ tập trung vào những giáo trình thông thường, học tiếng anh qua những câu chuyện đáng yêu là một ý tưởng không tồi giúp bổ trợ kiến thức cũng như bồi dưỡng cảm xúc cho bé. Trong bài viết lần này, Alokiddy xin chia sẻ cách học tiếng Anh qua truyện cho bé để các bậc phụ huynh có thể áp dụng trong quá trình đồng hà

Xem thêm

Vui chơi sẽ giúp ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các trò chơi còn tạo ra môi trường thoải mái, trẻ có thể thực hành các từ vựng tiếng Anh mới và tự do thể hiện bản thân. Tham gia các hoạt động vui chơi sáng tạo là một cách hiệu quả để phát triển việc học tiếng Anh thiếu nhi. Dưới đây là một số trò chơi dành cho các bé mà bạn có thể tham khảo. 

Xem thêm

Đối với trẻ mẫu giáo, các bé mới chập chững những bước đầu tiên làm quen với tiếng Anh, viện làm sao để chọn được một giáo trình tiếng Anh phù hợp cho con em mình là việc khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Trong bài viết lần này, Alokiddy sẽ đem đến cho bạn những tiêu chí cũng như gợi ý hữu ích về việc chọn sách tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo.

Xem thêm

Kỹ năng nghe trong tiếng Anh là một trong những kỹ năng khó đối với người học, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, chúng ta luôn cần những phương pháp học tiếng Anh thực sự phù hợp để có thể giúp trẻ học tốt kỹ năng này. Dưới đây là những chia sẻ từ các chuyên gia, hi vọng có thể giúp các giáo viên và phụ huynh cải thiện kỹ năng nghe cho bé.
 

Xem thêm

Độ tuổi từ 3- 5 tuổi được đánh giá là độ tuổi thích hợp nhất cho việc học ngoại ngữ. Vì vậy, để trẻ em ở độ tuổi này làm quen, tiếp xúc với tiếng Anh là điều mà các bậc phụ huynh nên làm. Tuy nhiên, chúng ta cần áp dụng phương pháp dạy học tiếng anh trẻ em nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Alokiddy tìm hiểu Top 5 phương pháp sau đây.

Xem thêm

Ngày nay, việc cha mẹ cho con trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ giai đoạn sớm đã không còn là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, việc hướng dẫn trẻ học tiếng Anh hiệu quả không phải dễ dàng đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Bài viết dưới đây của ALokiddy sẽ giúp phụ huynh xây dựng lộ trình dạy tiếng Anh mẫu giáo cho trẻ theo từng giai đoạn một cách khoa học nhất.

Xem thêm

Công ty Cổ phần Công nghệ và Giáo dục KSC

Address
Tầng 6 Số 42 Hàm nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline
1900.099.950

Thông tin thanh toán

1.Ngân hàng: Techcombank
Số tài khoản: 19037852750016
Chủ tài khoản: Nguyễn Mạnh Tuyên


2.Ngân hàng: VIB - PGD THĂNG LONG
Số tài khoản: 069704060032364
Chủ tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC KSC
Nội dung chuyển khoản: SĐT + Tên gói học (hoặc tên phụ huynh đăng ký)
Ví dụ: 0977336XXX Alokiddy

Follow us

Giấy phép ĐKKD số: 0106888473 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo tiếng Anh số: 4087/GCN-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội